Kết quả tìm kiếm cho "Huyện Tam Nông"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 10889
10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.
Những năm qua, việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, với sự nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Câu lạc bộ (CLB) xe đạp xã Đào Hữu Cảnh (huyện Châu Phú) được thành lập tháng 2/2023, với 30 thành viên. Đến nay, CLB thu hút 100 thành viên (có 28 nữ) tham gia. Không phải là vận động viên chuyên nghiệp, họ tham gia CLB vì ở đó có những người bạn đồng niên, mỗi ngày cùng đạp xe thư giãn, rèn luyện sức khỏe.
Chưa có số liệu thống kê cụ thể về lao động nằm trong độ tuổi trẻ em. Song, với số lượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khá đông, phải lao động kiếm sống, phụ giúp gia đình là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định pháp luật.
Cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 có rất nhiều lễ hội nên nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng cao so ngày thường. Theo đó, các doanh nghiệp (DN) lên kế hoạch dự trữ hàng hóa, ổn định giá cả, chuẩn bị đợt kinh doanh cao điểm.
Tại kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) giữa tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) ban hành Nghị quyết 60/NQ-HĐND, thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2045. Đây là nghị quyết rất quan trọng, giúp “khai mở” tiềm năng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng, triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định.
Tối 22/11, tại chợ Phú Tân, Sở Công Thương phối hợp UBMTTQVN tỉnh, UBND huyện Phú Tân và Siêu thị Tứ Sơn tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn năm 2024 chủ đề “Ngày hội hàng Việt về nông thôn - Sản phẩm OCOP Phú Tân - An Giang”.
Việt Nam có hệ thống hàng nghìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản không chỉ mang những giá trị lịch sử, là tài sản tinh thần vô giá, mà còn là “mỏ vàng” của quốc gia, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế.
Ngày 22/11, Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết dự án “Xây dựng mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, giai đoạn 2023 - 2024”.
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Từ đầu năm đến nay, công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) và vi phạm pháp luật (VPPL) trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả. Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.